XỬ LÝ HÀNG BÁN BỊ KHÁCH HÀNG TRẢ LẠI THEO NGHỊ ĐỊNH 123/2020/NĐ-CP
Trường hợp Người bán đã xuất hóa đơn và gửi cho Người mua, có phát sinh trường hợp Người mua trả lại một phần hoặc toàn bộ hàng hóa cho Người bán thì xử lý như sau:
1- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh, có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng:
– Về sử dụng hóa đơn: Khi trả lại một phần hoặc toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà Người bán đã xuất bán, Người mua xuất hóa đơn ghi trả lại một phần hoặc toàn bộ hàng hóa cho Người bán.
– Về kê khai thuế GTGT: Đối với trường hợp Người mua có sử dụng hóa đơn và xuất hóa đơn trả lại hàng hóa cho Người bán thì Người bán được kê khai khấu trừ thuế đầu vào khi nhận được hóa đơn.
2- Trường hợp Người mua là cá nhân, không có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng:
2.1. Về sử dụng hóa đơn:
– Khi nhận trả lại một phần hàng hóa của hóa đơn mà Người bán đã xuất bán thì Người bán xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đúng với một phần hàng hóa đã nhận lại.
– Khi nhận trả lại toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà Người bán đã xuất bán thì Người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập cho Người mua đúng với thực tế.
2.2. Về kê khai thuế GTGT:
– Nếu chưa kê khai hóa đơn ban đầu:
+ Trường hợp trả lại một phần hàng hóa thì phải kê khai hóa đơn ban đầu và kê khai hóa đơn xuất điều chỉnh;
+ Trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa thì thực hiện hủy hóa đơn và không phải kê khai.
– Nếu đã kê khai hóa đơn ban đầu rồi, mới xuất lại hóa đơn thì: căn cứ vào hóa đơn xuất lại để thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ đã kê khai ban đầu và điều chỉnh số thuế còn được khấu trừ của kỳ khai sai vào kỳ hiện tại (nếu có).
Nguồn: Thuế Bình Định
WOWISEE